Kết quả tìm kiếm cho "Đặc sản Bình Phước"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1608
Việc đối thoại, gặp gỡ doanh nghiệp (DN) luôn được lãnh đạo tỉnh An Giang quan tâm và chỉ đạo sâu sát, nhằm kịp thời nắm bắt và giải quyết những kiến nghị, tháo gỡ khó khăn của DN, nhà đầu tư. Đồng thời, nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm của các sở, ngành và chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu trong việc đồng hành cùng sự phát triển của DN.
Vào mùa thu hoạch xoài, Cù Lao Giêng (huyện Chợ Mới) không ồn ào, không rực rỡ, nhưng tất bật nhịp sống nông thôn. Ở đó, những người trồng xoài bận rộn với từng chuyến xe chở hàng, từng lần báo sản lượng để hợp tác xã (HTX) chào bán, và cả những kỳ vọng cho một mùa vụ bội thu. Vùng trồng xoài gắn liền với hướng phát triển nông nghiệp bài bản, hiện đại giữa miền Tây sông nước.
TP. Châu Đốc với những cảnh quan thiên nhiên độc đáo, quần thể di tích lịch sử văn hóa, lịch sử, tâm linh, tín ngưỡng được xếp hạng cấp quốc gia và thế giới, như: Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (gắn với Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại), chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… cùng các món ăn đặc sản hấp dẫn, mang hương vị độc đáo riêng.
Nằm yên bình bên dòng sông Hậu hiền hòa, xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên) khoác lên mình tấm áo mới rạng rỡ. Không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, Mỹ Hòa Hưng đã vươn mình trở thành một điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu trong lĩnh vực tổ chức sản xuất, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.
Sáng 19/5, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh TP. Châu Đốc bế mạc và trao giải Giải Lân - Sư - Rồng TP. Châu Đốc mở rộng lần thứ I/2025. Bí Thư Thành ủy Châu Đốc Lâm Quang Thi, cùng lãnh đạo TP. Châu Đốc và đông đảo đại biểu, bà con nhân dân cùng tham dự.
Học Lãnh Sơn là “tên giấy tờ” rất đẹp của núi Sam. Cũng nằm trong “Thất Sơn”, nhưng núi Sam khá nhỏ bé so với các ngọn núi anh em. Bù lại, từ chân núi lên đến đỉnh núi Sam dày đặc 200 ngôi chùa, miếu, am… mang đến không gian tâm linh riêng biệt. Nhiều dấu ấn của tiền nhân cũng được ghi nhận, lưu giữ đến ngày nay.
Sáng 14/5, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm, đề ra phương hướng, nhiệm vụ tháng 5/2025.
Tiếp theo chương trình Kỳ họp, sáng 12/5, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và thảo luận trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này.
Nhiều nông dân mạnh dạn chuyển đổi trồng “2 vụ lúa, 1 vụ màu”. Trong đó, cây mè và dưa leo được bà con ưu tiên chọn làm cây sản xuất xen canh, bởi thời gian thu hoạch ngắn, năng suất cao, giá bán ổn định, thu nhập tăng gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa.
“An Giang còn rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch (DL) trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, làm cho ngành DL có đóng góp lớn hơn cho ngân sách, phát triển kinh tế địa phương. DL tâm linh, DL lịch sử, DL sinh thái, DL sông nước, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, DL cộng đồng, khám phá và trải nghiệm... còn rất nhiều dư địa phát triển” - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng nhấn mạnh.
Khi xã hội bước vào thời kỳ phát triển với những đổi thay sâu rộng về kinh tế, văn hóa, vấn đề nhận thức về bình đẳng giới trong gia đình trẻ càng được quan tâm. Đây là yếu tố nền tảng tạo nên hạnh phúc bền vững, ổn định xã hội và phát triển con người một cách toàn diện.
Bức tranh kinh tế - xã hội (KTXH) tỉnh An Giang trong tháng 4/2025 tiếp tục ghi nhận những gam màu tươi sáng, với nhiều chỉ số tăng trưởng ấn tượng so cùng kỳ năm 2024. Những kết quả tích cực này khẳng định quyết tâm, sự nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, Nhân dân; tạo tiền đề vững chắc để tỉnh hoàn thành mục tiêu phát triển KTXH đề ra năm 2025.